Đại diện HSBC rút khỏi ban lãnh đạo Techcombank

Đại diện HSBC rút khỏi ban lãnh đạo Techcombank

Đại diện HSBC rút khỏi ban lãnh đạo Techcombank
Nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ thay thế 2 đại diện của đối tác HSBC, trở thành thành viên hội động quản trị Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam, theo nghị quyết được cổ đông ngân hàng thông qua sáng 19/4.
  • Nguyên lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán ứng cử HĐQT Techcombank / Techcombank giảm lãi vì tín dụng, ngoại hối

Là nội dung quan trọng trong đại hội của Techcombank sáng 19/4, việc thay đổi nhân sự trong Hội đồng quản trị ngân hàng đã được cổ đông thông qua.
Theo đó, Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2014 - 2019 của nhà băng sẽ gồm 7 thành viên, so với 8 thành viên của nhiệm kỳ trước. Trong đó, hai đại diện đến từ cổ đông chiến lược Ngân hàng Hong Kong Thượng Hải (HSBC) là ông Stephen Chareles Banner và ông Timothy Mark Francis Kenedy sẽ rút khỏi Hội đồng quản trị và không có đại diện nào của tổ chức này ứng cử thay thế.
Tuy nhiên, ban lãnh đạo ngân hàng sẽ được bổ sung một thành viên độc lập mới là ông Nguyễn Đoan Hùng, người vừa thôi giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vào tháng 11/2013. Việc thay thế này đã được cổ đông công tắc Sino thông qua tại đại hội sáng nay.
techcombank-3086-1397844241.jpg
HSBC hiện nắm gần 20% vốn điều lệ Techcombank.
Chia sẻ với VnExpress về nguyên nhân HSBC rút đại diện khỏi Hội đồng quản trị ngân hàng, đại diện Techcombank cho biết lý do là 2 bên sẽ kết thúc hợp đồng Hỗ trợ kỹ thuật lần đầu (ký năm 2005) vào tháng 6 tới. Tuy vậy, HSBC vẫn sẽ hỗ trợ Techcombank với vai trò là một cổ đông sở hữu 19,4% cổ phần của Ngân hàng.
HSBC đầu tư vào Techcombank từ năm 2005 và đây là thương vụ mua cổ phần đầu tiên của tổ chức này sau khi đặt chân tới Việt Nam. Sự tham gia của hai đại diện từ đối tác ngoại khi đó được kỳ vọng giúp Techcombank phát triển các dịch vụ ngân hàng khi ông Banner có kinh nghiệm làm Giám đốc dịch vụ ngân hàng bán lẻ của HSBC khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong khi ông Kennedy là Giám đốc khách hàng doanh nghiệp quốc tế tại HSBC Singapore. Techcombank cũng thừa nhận việc hợp tác này đã giúp ngân hàng xây dựng được hệ thống và đội ngũ nhân sự mạnh, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời gian tới.
Về kết quả kinh doanh, năm 2013 do tình hình kinh tế khó khăn, Techcombank phải điều chỉnh giảm chỉ tiêu tổng tài sản giảm từ gần 194.000 tỷ đồng xuống còn gần 170.700 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế từ 1.543 tỷ đồng xuống 1.080 tỷ đồng. Kết thúc năm ngân hàng vẫn không hoàn thành hai mục tiêu đã điều chỉnh.
Tổng tài sản tại 31/12/2013 chỉ gần 158.900 tỷ đồng, giảm 12% so với cuối năm 2012, chủ yếu do suy giảm của các hoạt động liên ngân hàng. Lợi nhuận trước thuế cả năm đạt 878 tỷ đồng, giảm 14% so với năm trước và đạt 81% kế hoạch đã điều chỉnh.
Tổng huy động vốn của thiết bị ổ cắm công tắc Sino năm qua cũng chỉ tăng trưởng 7,6%, trong khi dư nợ tín dụng tăng 2,9%, đều thấp hơn mức tăng bình quân của toàn hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam. Tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2013 là 3,65%, tăng so với mức 2,69% cuối năm trước.
Sang năm 2014, nhận định tình hình kinh tế khả quan hơn, Techcombank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 35%, đạt 1.181 tỷ đồng, huy động vốn và dư nợ tín dụng lần lượt tăng 16% và 13%. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức 3%.
Trước ý kiến cho rằng việc rút thành viên hội đồng quản trị có thể mở đường cho quyết định rút vốn của HSBC, thông tin từ Techcombank cho biết đối tác chưa có kế hoạch này.
Cuối năm 2012, HSBC cũng từng bán toàn bộ 18% cổ phần tại Tập đoàn Bảo Việt - một định chế tài chính lớn sở hữu các công ty bảo hiểm và ngân hàng cho đối tác Nhật bản Sumitomo Life (Nhật Bản). Bản hợp đồng được ký kết vào tháng 12/2012, sau 5 năm HSBC đầu tư vào tổ chức này.
Liên quan đến Techcombank, cuối năm 2013, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) đã bán xong hơn 24 triệu cổ phần và không còn là cổ đông của ngân hàng. Số cổ phần trên được ba cá nhân mua lại song không công bố danh tính.
Phương Linh

, ,

Previous
Next Post »