Hai sàn giảm điểm phiên thứ 3 liên tiếp
Hai sàn giảm điểm phiên thứ 3 liên tiếp
Tâm lý nhà đầu tư thận trọng, áp lực bán gia tăng là yếu tố khiến cả HNX-Index và Vn-Index tiếp tục đi xuống. - Rung lắc nhẹ, Vn-Index chật vật bám mốc 600 điểm
Mở cửa phiên đầu tuần, một số cổ phiếu vốn hóa lớn như GAS, BID, BVH, MSN đồng loạt tăng nhẹ giúp Vn-Index khởi sắc và tăng 2,1 điểm. Tuy nhiên, tâm lý thận trọng của nhà đầu tư khiến thị trường chưa có bứt phá mạnh cả về thanh khoản lẫn điểm số.
Lúc 9h30, áp lực bán gia tăng khiến Vn-Index giằng co, trồi sụt thất thường. Cuối phiên sáng, lực mua có phần yếu ớt khiến sàn TP HCM hình thành đợt giảm nhẹ. Dòng tiền chưa thực sự trở lại thị trường, giao dịch tương đối ảm đạm và chỉ tập trung chủ yếu vào nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ. Trong đó, TBC thỏa thuận hơn 15,2 triệu cổ phiếu tại giá trần, trị giá hơn 304 tỷ đồng góp phần giúp sàn TP HCM tăng thêm thanh khoản.
Theo các chuyên gia phân tích, thị trường có thể đang đi vào vùng tích lũy và dao động trong biên độ hẹp 570-600 điểm. Ảnh: Anh Quân
|
Trong phiên giao dịch chiều, hàng loạt cổ phiếu thiết bị điện dân dụng sàn TP HCM tiếp tục nhuộm đỏ khiến nhiều nhà đầu tư tranh thủ đặt mua ở giá thấp. Trong đó, KBC dư mua hơn 220.000 đơn vị, cao gấp 5 lần dư bán. Còn dư mua của HAG cũng cao gấp đôi dư bán với hơn 460.000 cổ phiếu.
Hầu hết nhóm cổ phiếu ngân hàng đều giảm hoặc đứng giá tham chiếu trong phiên ngày 14/4, riêng BID lội ngược dòng và tăng 100 đồng. Còn CTG giảm 100 đồng và chỉ khớp lệnh hơn 480.000 cổ phiếu tại sàn nhưng thỏa thuận thành công 10 triệu đơn vị, trị giá hơn 175 tỷ đồng.
Nhóm cổ phiếu chứng khoán tiếp tục chững dù vừa công bố kết quả kinh doanh khả quan trong quý I vừa qua. Theo đó, SSI giảm 200 đồng, HCM mất 700 đồng trong khi BSI đứng giá tham chiếu.
Một nhà đầu tư bám sàn chia sẻ hiện tại thị trường chung vẫn ở giai đoạn lình xình và chờ đợi sự bứt phá từ thanh khoản. Dù vậy, vị này cho rằng đây cũng là cơ hội để tích lũy và kiếm lời nếu chọn đúng những cổ phiếu có chất lượng tốt vì "thị trường chung vẫn trong xu hướng đi lên".
Tại sàn Hà Nội, một số cổ phiếu chứng khoán thuộc top 10 thị phần môi giới cũng tiếp tục tín hiệu thiếu tích cực. KLS mất 500 đồng, tổng bán 6,7 triệu cổ phiếu, cao hơn tổng mua gần 30%. Mới đây, đơn vị niêm yết KLS là Chứng khoán Kim Long vừa báo lãi quý I gần 92 tỷ đồng, tăng 80% so với cùng kỳ năm 2013.
Trong khi đó, VND cũng giảm 200 đồng và khớp lệnh hơn 2 triệu cổ phiếu. Đơn vị niêm yết VND là VNDirect cũng thuộc top những doanh nghiệp chứng khoán lãi khủng trong quý I khi tăng lãi hơn 110% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chốt phiên, HNX-Index giảm 0,69 điểm, chốt tại 86,79 điểm và đánh dấu phiên giảm điểm thứ ba. Thanh khoản thấp hơn hẳn so với tuần trước khi toàn sàn khớp lệnh 61 triệu cổ phiếu, trị giá 736 tỷ đồng.
Còn Vn-Index giảm 4,46 điểm, lùi về 596,11 điểm, cũng ghi nhận phiên giảm thứ ba liên tiếp. Dù vậy, so với tuần trước, thanh khoản sàn TP HCM có phần tăng, khớp lệnh 128 triệu cổ phiếu, trị giá 2.587 tỷ đồng.
Theo các chuyên gia phân tích tại Công ty điện dân dụng (VCBS), thị trường có thể đang đi vào vùng tích lũy và dao động trong biên độ hẹp, khoảng 570-600 điểm thời gian tới. Nhà đầu tư ngắn hạn không ưa thích mạo hiểm chỉ nên cân nhắc và xem xét tới các cổ phiếu midcap hoặc blue-chip có tiềm năng tăng điểm nhờ tin tức khả quan sắp được công bố để giảm thiểu rủi ro.
Ngoài ra, các chuyên gia VCBS cũng khuyến nghị nhà đầu tư nên bán các cổ phiếu đã tăng điểm tốt và đạt kỳ vọng lợi nhuận, đặc biệt là các cổ phiếu nóng tại những thời điểm thị trường tiến gần hoặc đang trong vùng cản mạnh như 600 điểm. Trong dài hạn, nhóm phân tích VCBS cho rằng xu hướng thị trường chưa bị phá vỡ, kinh tế vĩ mô vẫn trong trạng thái ổn định và tiếp tục hồi phục nhẹ. Do đó, nhà đầu tư dài hạn vẫn nên giữ trạng thái danh mục và tập trung vào những cổ phiếu đầu ngành.
Tường Vi
, ,
Sign up here with your email
ConversionConversion EmoticonEmoticon