Nhà máy lỗ nghìn tỷ vì công nghệ hiện đại
Nhà máy lỗ nghìn tỷ vì công nghệ hiện đại
Công nghệ lần đầu triển khai trong khi nhân lực không đủ trình độ là một trong những lý do được Bộ trưởng Công Thương đưa ra để lý giải trường hợp một nhà máy lỗ trên 1.000 tỷ đồng năm qua. - Bộ trưởng Công Thương: Dù cố gắng nhưng tôi làm chưa được nhiều / Nhiều đại gia tiếp tục đổ vốn vào ngành thép
Câu chuyện các "siêu nhà máy" thuộc doanh nghiệp Nhà nước, có vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng nhưng chậm tiến độ, thua lỗ nặng được nhiều đại biểu chất vấn Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng suốt 2 ngày qua. Những ví dụ được đại biểu Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) và Trương Trọng Nghĩa (TP HCM) đưa ra gồm Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ hay Gang thép Thái Nguyễn - Giai đoạn 2. Cả hai công trình này đều có vốn đầu tư khoảng 7.000-8.000 tỷ đồng.
Trong khi đại biểu đoàn Thái Nguyên lo ngại các nhà máy có nguy cơ thành đóng sắt gỉ thì vị luật sư từ TP HCM cho rằng Quốc hội cho phép phát hành 3 tỷ USD trái phiếu cũng sẽ không thấm vào đâu, khi chỉ tính riêng những công trình relay trung gian giá rẻ này đã "ngốn" cả tỷ USD.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nêu ra nhiều lý do dẫn tới tình trạng thua lỗ của các nhà máy lớn.
|
Trả lời đại biểu chiều 17/11, Bộ trưởng Công Thương cho hay, với Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ, do áp dụng công nghệ hiện đại, lần đầu thực hiện tại Việt Nam nên năng lực vận hành còn hạn chế, chưa phát huy hết công suất, chưa ra được sản phẩm chất lượng cao tương ứng.
"Dự án được nghiệm thu từ tháng 3/2014, đến tháng 9 đi vào vận hành song chỉ đạt 48% công suất. Sản phẩm làm ra có lúc chất lượng chưa đạt, giá thành cao nên không cạnh tranh được. Điều này khiến nhà máy lỗ hơn 1.000 tỷ đồng, riêng trong năm 2014", ông Hoàng thông tin.
Lãnh đạo ngành Công Thương cũng kể thêm một số nguyên nhân khác khiến nhà máy thua lỗ như định mức chi phí, vận hành khi đi vào thực hiện đã cao hơn nhiều so với lúc lập báo cáo nghiên cứu khả thi... Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng khẳng định đã chỉ đạo chủ đầu tư là Tập đoàn Dầu khí tìm biện pháp khắc phục, rà soát máy móc - công nghệ, nâng cao tay nghề cán bộ vận hành… Ông cũng kỳ vọng việc đàm phán với Tập đoàn Dệt may về việc mua 50% sản phẩm có thể giúp doanh nghiệp này giảm lỗ, dù thừa nhận giá bán vẫn kém cạnh tranh.
"Với nhiều giải pháp như trên, cùng với kiến nghị Chính phủ cho hưởng một số ưu đãi, chúng tôi hy vọng số lỗ sẽ giảm xuống còn 600 tỷ trong năm 2015 và sang năm sẽ cân bằng tài chính", Bộ trưởng trấn an.
Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ do Tập đoàn Dầu khí nắm trên 75% cổ phần trong tổng vốn đầu tư 325 triệu USD (tương đương gần 7.000 tỷ đồng), với nguồn nguyên liệu dự kiến từ Lọc dầu Dung Quất và mục tiêu giúp Việt Nam tự chủ một phần nguyên liệu dệt may. Tuy nhiên, ngay khi chạy thử rồi vận hành giữa năm ngoái, nhà máy này liên tục đối mặt với việc không bán được hàng và đã 2 lần dừng hoạt động.
Nhà máy Gang thép Thái Nguyên - Giai đoạn 2 cũng là một dự án relay trung gian nghìn tỷ gặp khó thời gian qua. Ảnh: H.P
|
Với trường hợp khác là Nhà máy gang thép Thái Nguyên - Giai đoạn 2, với mức đầu tư hơn 8.000 tỷ đồng, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết đây là dự án có tổng thầu EPC là doanh nghiệp Trung Quốc. Dự án được đầu tư cuối 2007 bằng vốn vay của nước này và đã gặp khó ngay trong quá trình triển khai.
Báo cáo của ngành thép cho biết đến nay dự án mới hoàn tất 88% so với thiết kế, việc mua sắm thiết bị đạt gần 94% nhưng hiện thiếu vốn để triển khai tiếp. "Dự án chậm là do chi phí xây lắp tăng cao trong thời kỳ 2007-2011 như giá nguyên vât liệu tăng 281%, tỷ giá ngoại tệ từ chỗ chưa đầy 16.000 đồng mỗi USD nay lên trên 21.000 đồng. Bên cạnh đó, các chính sách thuế, lãi suất cũng tăng cao", Bộ trưởng nói.
Ông Hoàng cho hay giải pháp đưa ra để nhà máy có thể hoàn thành là đã đàm phán lại với phía Trung Quốc về phụ lục hợp đồng và sẽ huy động tài chính từ một số ngân hàng trong nước. "Hai bên thống nhất đến cuối tháng sẽ ký lại phụ lục hợp đồng liên quan đến tổng thầu để tháng 3/2017, nhà máy sẽ chạy thử", Bộ trưởng thông tin.
Chí Hiếu
, ,
Sign up here with your email
ConversionConversion EmoticonEmoticon