Chỉ số sản xuất giảm 2 tháng liên tiếp

Chỉ số sản xuất giảm 2 tháng liên tiếp

Chỉ số sản xuất giảm 2 tháng liên tiếp Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) tiếp tục lùi từ 52,5 điểm xuống 52,3 điểm trong tháng 6, theo báo cáo mới công bố của HSBC.
  • Biến số Biển Đông trong bài toán kinh tế 6 tháng

Sản xuất tăng trưởng chậm lại được chuyên gia kinh tế Trinh Nguyen của HSBC lý giải chủ yếu do nhu cầu từ nước ngoài giảm sút. Tuy nhiên, vị này kỳ vọng tình trạng trên chỉ là tạm thời. "Với mức duy trì hàng tồn kho thấp và lượng đơn đặt hàng mới tăng, chúng tôi kỳ vọng lĩnh vực sản xuất tiếp tục phát triển tốt, đặc biệt khi những căng thẳng gần đây đã giảm dần", vị này cho hay.

sx-Viet-nam-JPG-8193-1404203903.jpg

Nguồn: HSBC/Markit

Trước đó, vào trung tuần tháng 5, một số người quá khích nhân việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam đã tiến hành đập phá nhà xưởng của các doanh nghiệp nước ngoài tại Bình Dương, Đồng Nai và Hà Tĩnh..., gây ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và khiến tốc độ tăng lượng đơn hàng mới chậm lại. Tuy nhiên, đến nay tình hình đã trở lại bình thường.

Việc kiểm tra trọng tải xe trên các tuyến quốc lộ cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, làm cho giá cả đầu vào tăng và thời gian giao hàng bị kéo dài. Để đối phó với gánh nặng chi phí, các doanh nghiệp đã tăng giá bán hàng lần đầu tiên kể từ đầu năm và mạnh nhất trong vòng 15 tháng qua.

Ngoại trừ những yếu tố trên, HSBC nhận định điều kiện kinh doanh của Việt Nam tiếp tục có sự cải thiện trong tháng 6, sản lượng ngành sản xuất cũng luôn tăng suốt 9 tháng. Tốc đột tăng chậm hơn của số lượng đơn đặt hàng mới giúp cho các công ty giải quyết lượng công việc tồn đọng, hàng tồn kho giảm dần.

Trong báo cáo mới đây, các chuyên gia của HSBC cũng đánh giá sản xuất vẫn là ngôi sao sáng của nền kinh tế, sau khi tăng 9,1% trong quý II/2014, từ mức 6,5% trong quý trước. Nhờ sự tăng trưởng của sản xuất, GDP 6 tháng đầu năm tăng 5,18% - cao nhất cùng kỳ ba năm gần đây và nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng tốc trong nửa cuối năm do xuất khẩu và cầu nội địa tốt hơn.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng cảnh báo tốc độ tăng trưởng có thể sẽ vẫn dưới mức kỳ vọng do niềm tin yếu của người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi nợ xấu. Do vậy, cải thiện cầu nội địa vẫn là yếu tố then chốt để Việt Nam đạt mức tăng trưởng 7% trong trung hạn.

Phương Linh

, ,

Previous
Next Post »