Khoa học không có sự phân biệt giai cấp, trình độ

Khoa học không có sự phân biệt giai cấp, trình độ

Khoa học không có sự phân biệt giai cấp, trình độ Việc anh Hải chế tạo ra máy bay là niềm đam mê, thú vui của anh, bao gồm cả công sức, trí tuệ và tiền bạc. Chúng ta phải khuyến khích nó như một biểu tượng của niềm đam mê sáng tạo. Con người sẽ là gì nếu thiếu sự sáng tạo, niềm đam mê và nỗ lực biến nó thành hiện thực?

Người gửi: Nguyễn Châu Phong
Gửi tới: Ban Khoa học
Tiêu đề: Qua việc "Hai lúa" chế tạo máy bay chúng ta có suy nghĩ gì?

Việc anh "Hai lúa" chế tạo máy bay ở Việt Nam nếu đem so sánh (tất nhiên là hơi khập khiễng một chút) có thể ví như việc hai anh em nhà Wright thực hiện chế tạo máy bay đầu tiên. Bất cứ một người làm khoa học hàng không nào cũng hiểu việc biết nguyên lý chế tạo máy bay thì dễ nhưng việc thực hiện công việc chế tạo một máy bay hoàn chỉnh thì khó. Vậy tại sao hai anh em nhà Wright có thể thử nghiệm chuyến bay của mình còn anh Hải thì không? Có một ngàn lẻ lý do để khước từ như không đảm bảo an toàn, quy chế quy định cho máy bay, hay vấn đề này đã được thế giới làm từ lâu... Nhưng theo tôi thì có một lý do cơ bản nhất đó là yêu cầu của nền sản xuất. Việc mở ra chuyến bay đầu tiên của anh em nhà Wright đã mở ra cho các nhà đầu tư, sản xuất thời ấy cơ hội để hốt bạc trong việc tiếp tục triển khai lĩnh vực hàng không, nên họ không tiếc tiền bạc để khuyến khích triển khai phát minh (đó là chưa kể động lực từ chính phủ trong việc sản xuất phương tiện chiến tranh trong Đại chiến thế giới thứ nhất). Đó cũng là lý do tại sao máy bóc lạc, máy hút bùn, máy gieo hạt, bơm nước đạp chân... lại được hưởng ứng ngay, còn máy bay thì không.

Lâu nay chúng ta cứ quan niệm rằng nghiên cứu khoa học sau đó mới là áp dụng sản xuất chứ không ý thức nguồn động cơ chính để tạo ra các nghiên cứu khoa học, phát minh là nhu cầu thúc bách từ yêu cầu sản xuất, chế tạo. Vậy thì hãy nhìn lại xem chúng ta đã sản xuất được điều gì và tính cạnh tranh trong sản xuất ra sao? Nếu tôi phải liên tục hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng và giảm chi phí thì tất nhiên tôi phải tìm đến các sáng kiến và phát minh.

Một điều nữa tôi cũng cho rằng các nhà khoa học trong nước cũng không cần phải quá tự ái. Lâu nay việc nghiên cứu khoa học của ta cũng nặng về hình thức. Các công trình khoa học chủ yếu là để lấy thành tích, chức vị khoa học, chứ triển khai thì là cả một quá trình. Nó cần có các nhà kinh doanh nhạy bén đánh giá và áp dụng nó. Ngoài ra giá trị của phát minh phải được trả giá bằng một phần lợi nhuận do nó đem lại chứ không phải là các bằng khen.

Việc anh Hải chế tạo ra máy bay là niềm đam mê, thú vui của anh, bao gồm cả công sức, trí tuệ và tiền bạc. Chúng ta phải khuyến khích nó như một biểu tượng của của niềm đam mê sáng tạo. Con người sẽ là gì nếu thiếu sáng tạo và đam mê bay bổng và nỗ lực biến điều đó thành hiện thực và như vậy chắc bây giờ bạn vẫn đứng ở đó nhìn chim bay trên trời và ước gì ta có đôi cánh. Tôi cũng không muốn bình luận thêm về việc liệu anh Hải có thể thử nghiệm chuyến bay đầu tiên hay không. Tôi cảm thấy thực sự thua kém anh về nỗ lực sáng tạo, mọi trí tuệ của tôi hiện giờ chỉ loanh quanh việc nhận lương hàng tháng, cố gắng có thêm địa vị và tiền bạc cho bằng bạn bè hoặc ước mơ xem lúc nào mình có thể mua được một chiếc ôtô đời mới mặc dù trong quá khứ tôi đã từng nghĩ mình sẽ có một phát minh nào đó.

Người gửi: tran van nhat
Gửi tới: Ban Khoa học
Tiêu đề: May bay cua anh Hai Lua

Tôi cho rằng chẳng có cái gì là không thể không làm được nếu có ý chí. Đã là khoa học không có sự phân biệt giai cấp, trình độ, giới tính... Hãy trân trọng thành quả lao động của họ và khuyến khích họ. Tất cả thành quả đó đều có giá trị đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Vì vậy các bộ ngành chức năng, các nhà khoa học nên quan tâm để lựa chọn những mặt tích cực mà khuyến khích những người con người dám nghĩ dám làm. Không nên để tài năng và sự nhiệt tình của họ bị thui chột.

 


dịch vụ định cư du học mỹ

, ,

Previous
Next Post »