Những tư duy hẹp đã cản trở khoa học phát triển
Người gửi: Thế Khôi
Gửi tới: Ban Khoa học
Tiêu đề: để tránh những sáng tạo tụt hậu
Cho phép tôi được chia sẻ suy nghĩ với Bạn Nguyên. Quả thật tôi cũng rất buồn vì trình độ khoa học công nghệ của Việt Nam lại tụt hậu xa với thế giới đến như vậy. Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn rằng một bằng sáng chế phải hội đủ ít nhất ba yếu tố cơ bản: mới, đúng, và có ứng dụng thực tế. Và để tạo ra các yếu tố cơ bản đó, vai trò của khoa học phải được đặt đúng với vị trí và tầm quan trọng của nó.
Có một câu hỏi làm tôi băn khoăn rằng tại sao trong chiến tranh gian khổ và ác liệt, với các điều kiện vật chất hết sức thiếu thốn các nhà khoa học của Việt Nam chủ yếu từ nước ngoài về tham gia, cống hiến cho công cuộc đấu tranh và giải phóng đất nước. Thế mà giờ đây, những nhà khoa học của Việt Nam, hình như lại có xu hướng làm việc và định cư ở nước ngoài. Tôi cũng ra nước ngoài nhiều và thấy rằng sống ở nước ngoài cũng buồn lắm, nhất là chuyện phân biệt chủng tộc như bạn Nguyên đã chia sẻ. Có đi ra nước ngoài nhiều mới thấm thía nỗi buồn của người xa quê hương.
Hôm 26/12 vừa qua, trên báo chí có đăng ý kiến của một nhà khoa học cho rằng: "Nếu đã là hội, thì tất cả các đoàn thể hiện nay từ thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh... cũng là hội. Thế thì các hội phải bình đẳng nhau" và hơn thế nữa: Hội "trí thức" phải được ngang hàng với Hội "công - nông". Tôi lờ mờ hiểu rằng chính sự đánh giá không chính xác về vai trò của khoa học trong thời gian qua trong một môi trường cào bằng, đã tạo ra những tư duy hẹp hòi có lẽ đã cản trở sự phát triển của khoa học Việt Nam. Những tư duy kiểu: "thừa thày, thiếu thợ..." có lẽ cần phải đổi mới triệt để bởi ở Việt Nam chúng ta đang thiếu cả thày giỏi lẫn thợ hay.
, ,
Sign up here with your email
ConversionConversion EmoticonEmoticon